Tại sao Doanh nghiệp cần phải quan tâm tới cạnh tranh ? Vai trò quan trọng của cạnh tranh với doanh nghiệp.

Tại sao Doanh nghiệp cần phải quan tâm tới cạnh tranh ? Vai trò quan trọng của cạnh tranh với doanh nghiệp.

Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hàng hoá, là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế.

Có thể tiếp cận về cạnh tranh ở những góc độ:

  •  Thứ nhất, cạnh tranh là sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng.
  •  Thứ hai, mục đích cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận.
  •  Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể.
  •  Thứ tư, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: chất lượng, giá bán sản phẩm dịch vụ, bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm.
  •  Thứ năm, ngày nay cạnh tranh còn được xem là sự ganh đua mang tính hợp tác.

“ Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần”.

 Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để từ đó luôn phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác, DN tránh cạnh tranh bất hợp pháp làm tổn hại lợi ích của cộng đồng cũng như làm suy yếu chính mình.

Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế

  • Cạnh tranh được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:
  • Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
  • Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc.
  • Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.
  • Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho DN vươn ra thị trường nước ngoài.
  • Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.
  • Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế… gây nên sự bất ổn trên thị trường, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và của người tiêu dùng.
  • Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, DN mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân.

Vai trò của cạnh tranh đối với Doanh nghiệp

  • Trong nền kinh tế thị trường, nhờ có cạnh tranh mà các DN này đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực, từ việc giảm thiểu chi phí cho đến thực hiện các mục tiêu chung. Tạo động lực giúp các DN vươn lên trong quá trình tồn tại.
  • Cạnh tranh là công cụ giúp các DN thực hiện các mục tiêu kinh doanh và cũng nhờ có cạnh tranh sẽ tạo ra cho DN những thách thức và cơ hội trong kinh doanh, để từ đó, giúp các DN khai thác mọi cơ hội và tránh được các rủi ro.
  • Cạnh tranh sẽ loại bỏ các DN có chi phí cao, không đáp ứng được nhu cầu xã hội khi nền kinh tế thị trường xuất DN tạo ra một sức mạnh tổng thể cho sự phát triển qua việc phối hợp hài hoà các chức năng, nhiệm vụ giữa các DN khác nhau trong các ngành kinh tế. Với sự phối hợp này sẽ giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của các DN diễn ra thông suốt, sản phẩm hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ dễ dàng hơn, các DN sẽ giảm bớt lo lắng là không có thị trường tiêu thụ những sản phẩm đó.

Tóm lại, khi có nền kinh tế thị trường thì tất yếu sẽ tồn tại quy luật cạnh tranh, đó là quy luật góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cạnh tranh là động lực phát triển đối với mỗi DN. Mặt khác, cạnh tranh lại mang những đe doạ, nguy cơ tiềm tàng sẵn sàng loại bỏ những thành phần tham gia nền kinh tế thị trường nếu như không kịp thời thích ứng với nó.  Nhận thức được vấn đề này, các DN Việt Nam đang đứng trong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường, phải không ngừng tích luỹ những kiến thức, sẵn sàng có những ứng xử cần thiết và thích hợp trước những hoàn cảnh do cạnh tranh mang lại cho DN, cho nền kinh tế và đất nước.

( Nguồn: Tổng hợp)

0904922211
icons8-exercise-96 chat-active-icon