Quản trị nhân sự đa thế hệ – Hiểu rõ để dung hòa Gen X & Gen Y

Quản trị nhân sự đa thế hệ – Hiểu rõ để dung hòa Gen X & Gen Y

Mỗi thế hệ có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Nhận diện đúng, thấu hiểu những đặc điểm này việc quản lý nhân tài đa thế hệ dễ dàng hơn.

Theo định nghĩa của Công ty cổ phần Anphabe, thế hệ Baby Boomer là những người sinh trong giai đoạn từ 1950 – 1969. Thế hệ X (Gen X) là những người sinh từ 1970 – 1985. Thế hệ Y (Gen Y) là các bạn trẻ ra đời trong khoảng từ 1985 – 2000. Nhóm này hiện chiếm tỷ trọng đáng kể (42%) và sẽ là thế hệ sẽ dẫn dắt nguồn nhân lực tại Việt Nam trong một vài năm tới.

Quản trị nhân sự đa thế hệ – Hiểu rõ để dung hòa Gen X & Gen Y

Khác biệt vô cùng lớn

◾ Giám đốc của một doanh nghiệp lớn chia sẻ, anh thực sự cảm thấy rất khó chịu khi mỗi sáng bước vào công ty, anh luôn là người “say hello” trước với nhân viên – những người sinh ra từ năm 1982 về sau. Dù nhỏ tuổi hơn, nhưng các bạn nhân viên Gen Y không bao giờ chào sếp trước. Lối giao tiếp và hành xử quá thoải mái, không phân biệt thứ bậc của Gen Y đôi khi khiến Gen X cảm thấy họ bị đối xử thiếu tôn trọng.

◾ Giám đốc nhân sự Gen X của một tập đoàn đa quốc gia tâm sự, chị thực sự bị “sốc” khi viết email cho nhân viên của mình thuộc thế hệ Gen Y rất chỉn chu, trang trọng, nhưng nhận lại được thư phản hồi chỉ với một từ “OK”.

◾ Sếp lớn một tập đoàn khác còn đau đầu hơn khi trong mỗi cuộc họp bàn dự án mới, 2 thế hệ Gen X và Gen Y luôn tranh luận nảy lửa. Trong khi Gen X luôn thận trọng với phương châm nếu không thắng cũng đừng để thua thì Gen Y luôn đưa ra những kế hoạch đầy mạo hiểm “một thắng hai thua” hoặc “được ăn cả ngã về không”. Tai hại hơn, Gen Y “hồn nhiên” cho rằng, nếu kế hoạch có thất bại thì mọi hậu quả đã có… công ty giải quyết.

– Theo khảo sát của Anphabe, giữa 2 thế hệ X và Y có sự khác biệt cả về kiến thức và kỹ năng.

Nếu Gen Y có kiến thức rộng vì được song hành trong thời đại bùng nổ công nghệ số thì Gen X có kiến thức sâu nhờ thu thập từ nhiều trải nghiệm đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý đánh giá rằng, các bạn trẻ ngày nay ít quan tâm đến vấn đề xã hội.

So với thế hệ X, thế hệ Y nắm bắt nhanh xu hướng công nghệ và áp dụng công nghệ vào công việc một cách hiệu quả. Các kỹ năng máy tính, tìm kiếm thông tin trên internet cũng nhanh hơn. Trong khi thế hệ X luôn suy nghĩ “an toàn”, những ý tưởng được đưa ra dựa trên kinh nghiệm thực tế và bám sát tình hình kinh doanh của công ty thì Y lại có sức sáng tạo tuyệt vời, không thiếu những ý tưởng đột phá, dù đôi khi “trên mây trên gió”.

– Gen Y không thích ý tưởng “làm việc cho” (work for) mà thích phong cách “làm việc cùng” (work with)

Thái độ và cách thức làm việc giữa 2 thế hệ cũng có nhiều điểm khác nhau. Gen X khá thận trọng trong các quyết định. Ví dụ họ sẽ không nhảy việc khi chưa tìm được công việc mới. Điều này hoàn toàn ngược lại với các bạn trẻ, họ sẵn sàng nhảy việc nếu thấy hết vui, hết hứng thú… Thực tế trong các công ty, tỷ lệ nghỉ việc của nhóm trẻ cao hơn. Thậm chí Y sẽ sẵn sàng chọn một công ty ở xa nhà nếu đó là nơi làm việc họ mơ ước.

Kỳ vọng làm việc và hành vi của 2 thế hệ cũng có nhiều điểm khác biệt. Đối với thế hệ X, công việc rất quan trọng, cho nên dù vui hay không vẫn phải cố gắng tới cùng. Thế hệ X quan niệm thu nhập tốt là để ổn định và cải thiện cuộc sống. Họ giữ thói quen tiết kiệm, luôn đặt mục tiêu dài hạn như 5 năm tới sẽ mua nhà, 3 năm nữa sẽ mua ô tô… Nhưng với thế hệ Y, họ đi làm với mục đích gia tăng trải nghiệm. Họ sẽ có xu hướng hưởng thụ cuộc sống cá nhân, lương chưa về đã nghĩ cách tiêu, háo hức nếm thử những trải nghiệm mới như mua đồ công nghệ, đi du lịch…

Tiêu chí thành công của mỗi thế hệ cũng rất khác nhau. Với X đó là: Thu nhập cao + Giữ chức vụ quan trọng + Có uy tín trong công việc. Còn với Y: Thu nhập cao + Chi tiêu + Hưởng thụ.

Những xung đột chờ sẵn

Trong khi các bạn trẻ Gen Y thường thấy sếp của họ là những người đi trước lạc hậu, cứng nhắc, thậm chí là chậm chạp thì cách hành xử “vô tư đến mức vô tâm” của Gen Y lại khiến các bậc tiền bối thất vọng.

Gen Y nghĩ nhiều về bản thân và coi trọng điều họ thích hơn là nhu cầu chung của tổ chức hoặc những tâm sức thầm lặng mà sếp họ đã bỏ ra. Không phải ngẫu nhiên mà Gen Y cũng có tên là “ME generation”, ám chỉ cách nghĩ hướng về bản thân, do vậy trong làm việc nhóm, các bạn cạnh tranh cao và khó hợp tác.

Gen Y bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “hưởng thụ”, cho mình quyền đòi hỏi nhiều quyền lợi mà không cần quá cố gắng, cũng như dễ dàng từ bỏ công việc khi không thấy hài lòng, ngay cả khi chưa tìm được việc khác. Thái độ này không được các thế hệ trước đánh giá cao, vì họ đã luôn làm việc vất vả để có được thành quả như ngày hôm nay.

Sự khác biệt giữa 2 thế hệ đã ngầm chứa những xung đột chờ sẵn. Nhóm quản lý cấp trung (thường là Gen X) hay phàn nàn Gen Y khó hiểu, khó chiều, khó quản lý, trong khi các bạn Gen Y cũng hay than thở rằng, sếp họ khó tính, khó chịu, khó gần. Đặc biệt, khi gen Y không hài lòng, các bạn cũng hay thể hiện thái độ bất bình qua mạng xã hội, điều này ngoài việc làm ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty còn vô hình trung tạo ra văn hóa “chia rẽ, kết bè kéo cánh” trong tổ chức.

Sự khác nhau về tư duy cũng như quan điểm sống và làm việc khiến việc hợp tác trong công việc hàng ngày hoặc các dự án giữa các nhân viên thuộc các thế hệ khác nhau trở nên khó khăn hơn. Quan điểm và sở thích về giao tiếp khác biệt giữa các thế hệ rất dễ khiến hiểu lầm xảy ra, từ đó khiến khoảng cách thế hệ càng thêm rộng và tạo ra những áp lực đáng tiếc cho tất cả mọi người.

Vậy làm thế nào để ” dung hòa”?

Làm sao thu hút được họ, giữ chân họ để phát triển nguồn lãnh đạo kế thừa cũng như tối đa hóa hiệu suất và lòng trung thành của thế hệ nhân tài trẻ là câu hỏi khó, nhưng rất hay đối với mỗi người làm nhân sự.

Sự đa dạng về nhu cầu khác biệt của từng thế hệ đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chương trình, hoạt động phù hợp cho từng nhóm đối tượng. “ Nguyên tắc ABC” như một “bí quyết” quan trọng để các thế hệ tiền bối có thể dễ dàng hơn trong hợp tác, làm việc với thế hệ Y.

◾ A – AWARENESS: Bước đầu tiên để thu hút, tạo động lực và giữ chân nhân tài Gen Y là phải hiểu họ: tôn trọng sự khác biệt, thấu hiểu nguyên nhân tạo ra sự khác biệt để từ đó biết cách biến những khuyết điểm thành ưu điểm.

◾ B – BEING THEIR FRIEND: Khi đã hiểu thì hãy làm bạn với để tăng thêm độ thân thiết và từ đó tối đa hóa được hiệu suất làm việc – lòng trung thành của Gen Y với 3 chữ C.

◾ C – COACHING, COMMUNICATION và CUSTOMIZATION: Ở giai đoạn này, 2 thế hệ đã hoàn toàn có thể hiểu nhau, Gen Y sẵn sàng nghe giảng dạy từ Gen X một cách tự nguyện. Đồng thời, họ có thể thoải mái giao tiếp với nhau (một cách có trên – có dưới) và chỉnh sửa lẫn nhau, giúp nhau phát triển.

 

– Tài liệu trong khảo sát về Generation Gap của Anphabe – 

0904922211
icons8-exercise-96 chat-active-icon