Deprecated: Function get_page_by_title is deprecated since version 6.2.0! Use WP_Query instead. in /var/www/html/wp-includes/functions.php on line 6078
Sign up for Newsletter
Signup for our newsletter to get notified about sales and new products. Add any text here or remove it.
Đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông công cộng thông minh đòi hỏi sự cân nhắc không những về mặt quản lý và vận hành tối ưu, dễ dàng mà còn về yếu tố trải nghiệm khách hàng khi yêu cầu ngày càng cao.
Giao thông công cộng trên thế giới
Các quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa rất nhanh. Đến năm 2050, dân số đô thị tại khu vực này được dự báo sẽ tăng hơn 60% và chiếm hơn một nửa dân số thế giới, trong đó 2/3 dân số sẽ tập trung tại các đô thị lớn (1). Sự gia tăng dân số nhanh chóng ở các thành phố đang thúc đẩy nhu cầu giao thông công cộng được cải thiện. Theo một cuộc khảo sát của KPMG, hơn 43% công dân tại các thành phố lớn trong khu vực này đánh giá giao thông công cộng và hạ tầng di động là ưu tiên phát triển đô thị quan trọng nhất (2).
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng là cần thiết nhưng chưa đủ vì yêu cầu trải nghiệm của khách hàng ở khu vực này ngày càng cao. Các dự án giao thông thông minh và các sáng kiến sử dụng công nghệ kỹ thuật số để chuyển đổi hệ thống giao thông truyền thống đang góp phần chuyển đổi bộ mặt và nâng tầm giao thông đô thị. Theo báo cáo của Economist Intelligence Unit Report, 83% giám đốc vận hành nói rằng tích hợp công nghệ di động là chiến lược hàng đầu hoặc ưu tiên trong chiến lược của họ (3).
Các vấn đề quan tâm trong giao thông công cộng ở Việt Nam
Theo xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề về giao thông đô thị như sự gia tăng của phương tiện cá nhân, áp lực về cơ sở hạ tầng và nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao. Tỷ lệ sử dụng giao thông cộng cộng của Việt Nam thuộc loại thấp trong khu vực và rất thấp so với các nước đang phát triển trên thế giới trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp và trình độ quản lý còn đang phát triển khi chưa áp dụng nhiều công nghệ hỗ trợ. Vì vậy, có rất nhiều mối quan tâm khác nhau đến từ các đối tượng khác nhau trong việc sử dụng, vận hành và quản lý giao thông công cộng.
Người sử dụng: quan tâm đến việc sử dụng các dịch vụ giao thông công cộng nhanh chóng, tiện ích với thông tin được kết nối, cập nhật liên tục và được chia sẻ theo thời gian thực. Ví dụ, thay vì việc mua vé và thanh toán bằng tiền mặt thì người sử dụng có thể mua vé điện tử hay tích hợp việc thanh toán bằng các phương tiện kỹ thuật số như thẻ trả trước hoặc di động. Hoặc, người sử dụng có thể dùng điện thoại để nắm bắt vị trí, định tuyến và thời gian các phương tiện phục vụ giao thông di chuyển, v.v.
Người vận hành: quan tâm đến việc tối ưu hóa hoạt động, giảm tránh gian lận. Theo thống kê ở các nước đã từng sử dụng vé giấy hoặc các hình thức thu phí thủ công bị thất thoát từ 15% – 40% doanh thu do nguyên nhân từ người sử dụng hoặc nhân viên thu vé. Ngoài ra, việc giám sát hành trình và giám sát an toàn cũng được người vận hành tập trung ưu tiên.
Cơ quan quản lý: quản lý từ việc điều tiết lưu lượng giao thông cho đến việc quản lý, giám sát hành vi giao thông. Ngoài ra việc nắm bắt thông tin theo thời gian thực, được chia sẻ và phân tích từ nhiều nguồn còn giúp cơ quan quản lý có những điều chỉnh kịp thời.
Xu hướng giao thông công cộng trên thế giới
Trên thế giới, giao thông công cộng đang được xây dựng và phát triển với hệ thống hạ tầng di động thông minh, trong đó các xu hướng chủ đạo bao gồm (4):
Lấy người dùng làm trung tâm: chuyển trọng tâm từ nhà cung cấp dịch vụ sang người sử dụng dịch vụ, khi cơ hội ngày càng nhiều cho khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ giao thông công cộng. Dịch vụ giao thông sẽ dần biến đổi theo hướng cá nhân hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của từng bộ phận khách hàng. Điều này thay đổi cách tiếp cận hoạt động và lập kế hoạch dựa trên sự lựa chọn, ưu tiên với phản ứng của người dùng. Nhà vận hành sẽ có thông tin nhiều hơn để hỗ trợ khách hàng
Mạng lưới giao thông tích hợp: tối ưu hóa dữ liệu, đo lường được hiệu suất và theo dõi tình trạng của các thiết bị. Trong một mạng lưới giao thông tích hợp, hệ thống thông tin giao thông trở nên liền mạch, thống nhất hơn và đồng bộ hóa với hệ thống cơ sở vật chất
Vé điện tử và thanh toán điện tử: số hóa vé điện tử và tích hợp các phương thức thanh toán, cho phép liên kết chung cho các dịch vụ công cộng: tàu điện ngầm, xe buýt, tàu phà, v.v.
Tự động hóa và an toàn: nâng cấp các chức năng cảnh báo an toàn và tự động hóa trong việc vận hành các thiết bị. Ví dụ, các chức năng tự động đóng mở barrier khi tàu điện tới tránh việc sai sót của người vận hành dẫn tới hậu quả nghiêm trọng
Các xu hướng công nghệ áp dụng
Thanh toán điện tử
Các giải pháp thanh toán điện tử tiện lợi, bảo mật cao đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia phát triển như: thanh toán bằng thẻ trả trước vật lý hoặc thanh toán bằng ví điện tử thông qua mã QR. Việc áp dụng thanh toán điện tử vừa tăng trải nghiệm người dùng và cũng là tiền đề để tích hợp liên kết các dịch vụ công cộng với nhau. Năm 2004, ở Seoul, LG đã ra mắt thẻ thanh toán T-Money sử dụng trên các phương tiện công cộng và thậm chí được chấp nhận thanh toán ở một số cửa hàng tiện lợi. Mô hình này được áp dụng tại nhiều quốc gia, như hệ thống thẻ trả trước Oyster sử dụng cho hầu hết các hệ thống giao thông công cộng: đường bộ, xe điện, xe buýt và xe lửa; hỗ trợ hơn 65.000 hành trình mỗi ngày.
Công nghệ Radar
Công nghệ Radar sử dụng sóng điện từ được ứng dụng trong việc cảnh báo các vật cản, đặc biệt hữu dụng trong điều kiện thời tiết không thuận lợi: trời tối, sương mù hoặc mưa lớn. Các thiết bị radar có khả năng đo tốc độ, từ đó thông tin cảnh báo đến người lái xe, nhà điều hành và các cơ quan quản lý giao thông trong việc ngăn chặn và xử lý rủi ro. Nhiều nước trên thế giới đã thay đổi hệ thống kiểm soát tốc độ từ các cảm biến được chôn dưới lòng đất sang áp dụng các thiết bị radar được gắn trên đường. Chi phí cho việc bảo trì được giảm đáng kể với khả năng chính xác cao hơn. Việc xác định vật cản cho phép các công ty công nghệ phát triển thêm các ứng dụng cao hơn dành cho xe không người lái, v.v. Ngoài ra, radar còn được ứng dụng trong việc đếm lưu lượng xe di chuyển trên từng làn giao thông, cung cấp các dữ liệu đầu vào quan trọng cho việc điều tiết giao thông.
Kiểm soát dữ liệu trên đám mây (Cloud) và ứng dụng internet vạn vật (IoT)
Ban đầu các dữ liệu giao thông được số hóa tối đa, phân loại và đưa lên các kho lưu trữ chung trên đám mây (Cloud). Các ứng dụng kiểm soát đa phương tiện dựa trên đám mây (ITCS) cho phép quản lý hiệu quả toàn bộ mạng lưới giao thông bao gồm: xe buýt, xe lửa, xe điện, v.v. Dữ liệu được chia sẻ cho người sử dụng cho phép theo dõi thông tin lịch trình, tuyến đường đi theo thời gian thực, kịp thời và chính xác. Tất cả các thông tin có thể dễ dàng truy cập thông qua các thiết bị di động hoặc được hiển thị trên màn hình tại các ga. Kết quả là độ trễ ít hơn, kết nối đáng tin cậy hơn và gia tăng mức độ hài lòng về dịch vụ. Hệ thống này đã được triển khai thành công tại nhiều quốc gia bao gồm Đức, Anh, Áo, Hàn Quốc, v.v.
Dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích dữ liệu (Data Analytics)
Việc lưu trữ và xử lý dữ liệu mang lại hiệu quả quản lý giao thông lớn cho chính phủ và nhà quản lý. Ngoài ra, khoa học dữ liệu còn giúp việc chọn lọc, tự động phân tích và đưa ra các thông tin chính xác, được chia sẻ chung tới tất cả các đối tượng sẽ giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu tối đa chi phí xã hội trong việc xử lý các vấn đề giao thông.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong việc tự động điều khiển đèn tín hiệu trên các làn giao thông, tùy thuộc vào lưu lượng đo được trên các làn ở diện rộng hoặc các ứng dụng liên quan dành cho xe tự hành.
Giải quyết vấn đề giao thông công cộng là bài toán lớn dành cho tất cả các quốc gia, đòi hỏi chiến lược đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, các chính sách quản lý, khoa học công nghệ và giáo dục. Trong đó, áp dụng công nghệ cao là điều kiện tiên quyết để cải thiện và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng trong việc sử dụng, vận hành và quản lý. Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển và đô thị hóa cao và trong những năm gần đây đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức do hệ thống quản lý giao thông còn lạc hậu. Vì vậy, Chính phủ cần đẩy nhanh và có ngân sách đủ lớn cho việc hỗ trợ nghiên cứu, triển khai công nghệ trong các dự án giao thông thông minh.
Nguồn tham khảo
(1) UN World Urbanization Prospects. 2018. World Urbanization Prospects 2018.
(2) KPMG. 2016. Digital transforming in 4 countries.
(3) EIU. 2014. Clearing the way for more liveable cities
(4) Deloitte. 2015. Transportation in the Digital Age, Disruptive trends for smart mobility.