Nhàm chán với những công việc lặp đi lặp lại, đội ngũ của bạn trở nên mệt mỏi, thiếu tinh thần cống hiến và mất động lực làm việc? Phương pháp lãnh đạo SLII® sẽ là chìa khóa giúp nhà lãnh đạo nâng cao tinh thần làm việc và gắn kết cho đội ngũ trước mọi thách thức.
Hãy nhớ rằng mọi thành viên đều có vai trò quan trọng trong tổ chức và việc làm của họ luôn góp phần tạo nên ý nghĩa cho hoạt động kinh doanh. Đội ngũ sẽ luôn hào hứng học hỏi và sẵn sàng đương đầu với thách thức nếu nhà quản lý giúp họ nhận ra giá trị mà họ mang lại cho doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì nhà quản lý hướng đội ngũ tập trung vào những điều làm họ kiệt sức và không thể thay đổi, tại sao không khuyến khích họ kiến tạo những cách làm mới để mỗi ngày họ đề thấy được sự phát triển của bản thân?
Dưới đây là những cách nhà lãnh đạo có thể áp dụng để luôn duy trì và tái tạo năng lượng cho bản thân và đội ngũ của bạn.
1. Thiết kế các cuộc họp tràn đầy năng lượng tích cực
Thường các cuộc họp không hiệu quả sẽ diễn ra như: nhà lãnh đạo kiên trì diễn thuyết thông qua PowerPoint trong khi đội ngũ làm các việc riêng vào phương tiện truyền thông xã hội, kiểm tra email hoặc nhìn chằm chằm vào các slide.
Làm thế nào để nhà quản lý tránh được điều này và khiến cho các cuộc họp của bạn năng động hơn? Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người trong đội ngũ của bạn tham gia vào buổi họp!
- Khuyến khích mọi người đặt câu hỏi, và sau đó giải thích chi tiết về câu trả lời của họ.
- Yêu cầu người tham dự kêu gọi những người tham gia khác chia sẻ thông tin chi tiết.
- Khen ngợi khi họ đưa ra một ý kiến sâu sắc.
- Chỉ định những người có tiềm năng chia sẻ sâu sắc, sau đó truyền tinh thần tham gia cho những người khác tiếp tục đóng góp ý kiến của họ.
- Thực hiện cuộc họp tại không gian thoải mái nơi họ thoải mái tạo ra các giải pháp sáng tạo
Nếu bạn thực sự muốn thu hút đội ngũ vào buổi họp, hãy hỏi, “Chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề này?” Mục đích của câu hỏi là để khuyến khích đội ngũ xác định một vấn đề công việc liên tục xuất hiện và tham gia giải quyết. Sau đó, hãy để đội ngũ của bạn đưa ra giải pháp. Nhà quản lý có thể kết thúc cuộc họp bằng cách để tất cả các thành viên trong nhóm chia sẻ ý tưởng của họ và sau đó chọn ra các giải pháp tốt nhất.
2. Tổ chức các buổi họp ngắn
Phải làm gì nếu nhóm của bạn không tập trung vào buổi họp? Một giải pháp nhà quản lý có thể áp dụng: Tổ chức các cuộc họp với thời gian ngắn hơn. Lên lịch các cuộc họp 20 phút thay vì 30, 50 hoặc 60 phút. Điều này sẽ làm giảm quá tải về thông tin gây mệt mỏi.
Nhà quản lý cũng có thể chỉ định một thành viên khác nhau trong nhóm thay phiên điều hành cuộc họp mỗi tuần. Họ sẽ chịu trách nhiệm thu thập các vấn đề cần họp và tạo ra các hoạt động tương tác.
Một số gọi ý khác: dừng cuộc họp và hỏi, “Có điều gì chúng ta nên bắt đầu làm để chúng ta không kiệt sức không? Chúng ta nên tiếp tục làm gì? Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng chúng ta đang phục vụ khách hàng và hỗ trợ nhau ở mức tối ưu nhất? Nếu bạn đang điều hành cuộc họp này, bạn sẽ làm gì để giữ cho mọi người tham gia?”
Để giải quyết sự mệt mỏi trong cuộc họ, nhà quản lý cần khám phá lý do tại sao nhân viên của bạn mất tập trung và mệt mỏi. Lắng nghe câu trả lời của họ và tạo ra các giải pháp phù hợp.
3. Các buổi họp 1-1 hằng tuần
Ngoài các cuộc họp nhóm, các cuộc họp trực tiếp với nhân viên là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà một nhà lãnh đạo phải tiến hàng để khởi động lại động lực của nhân viên. Thông qua cuộc họp 1-1, nhà quản lý đang tạo ra một không gian đáng tin cậy, nơi họ cho phép nhân viên chia sẻ những khó khăn họ gặp phải.
Công việc đầu tiên của nhà quản lý là lắng nghe. Điều này rất khó thực hiện khi tâm trí của nhà quản lý thường quá bận rộn lên kế hoạch cho mục tiêu lớn lao tiếp theo và bỏ qua việc lắng nghe các suy nghĩ của đội ngũ.
Dưới đây là một ví dụ phổ biến về việc thiếu lắng nghe từ nhà quản lý: thay vì tập trung vào những gì nhân viên nói, người quản lý kiểm tra tin nhắn và điện thoại của mình. Để đạt được sự thấu hiểu trong buổi nói chuyện, sau đây là những câu hỏi nhà quản lý có thể áp dụng với nhân viên của họ:
- Điều gì là quan trọng nhất bạn muốn thảo luận ngày hôm nay?
- Điều gì bạn mong đợi khi làm việc ở đây?
- Bạn kỳ vọng gì vào công việc này? Điều gì liên tục làm bạn kiệt sức và mất tinh thần làm việc?
- Chúng ta có thể làm gì để nhóm của chúng ta hiệu quả hơn?
- Điều gì về công việc của bạn khiến bạn muốn bỏ công việc này?
4. Kết nối đội ngũ
Nuôi dưỡng sự kết nối là giải pháp tuyệt vời cho việc nâng cao tinh thần nhân viên. Các nhà lãnh đạo có thể tạo ra sự kết nối bằng cách xây dựng một nền văn hóa nơi mọi người tìm hiểu nhau, ăn mừng thành công, công nhận thành tựu và hào phóng khen ngợi với nhau.
Tạo ra nền văn hóa nơi mọi người chia sẻ các mục tiêu và lý do tại sao họ quan trọng đối với đội ngũ và tổ chức. Điều này không chỉ xây dựng cộng đồng, mà còn thúc đẩy sự gắn kết lẫn nhau.
Chúng ta đang sống trong thời đại mở và tự do, tất cả chúng ta cần phải hòa nhập và chào đón nhau với vòng tay rộng mở. Mọi người sẽ phát triển mạnh khi người đưng đầu giúp họ cảm thấy rằng họ thực sự thuộc về và gắn kết họ với những tài năng tuyệt vời trong đội ngũ của.
5. Hãy quan tâm đến nhân viên của bạn
Hãy cho người khác thấy bạn quan tâm đến họ. Mọi người đều đang bị ảnh hưởng bởi biến động và đều cần một lòng trắc ẩn và sự hỗ trợ.
Nếu ai đó có vẻ đang gặp khó khăn, hãy yêu cầu họ ở lại sau cuộc họp và hỏi: “Chuyện gì đang xảy ra với bạn? Làm thế nào tôi có thể giúp bạn? Bạn có cần định hướng nhiều hơn?”
Các nhà lãnh đạo có thể hiểu lầm rằng điều này sẽ tạo áp lực hoặc lo lắng cho nhân viên. Nhưng điều đó hoàn toàn ngược lại. Là một nhà lãnh đạo, những lời quan tâm của bạn sẽ tiếp thêm năng lượng và sự gắn kết mọi người.
6. Lan tỏa năng lượng tích cực
Cảm xúc và năng lượng rất dễ lan tỏa. Tất cả chúng ta sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng khi một người nào đó bước vào một căn phòng. Bạn đang cười với các đồng nghiệp của bạn, và đột nhiên, năng lượng được hút ra khỏi tất cả mọi người. Một phần của bộ não sẽ nhận ra và phản ứng lập tức với những loại tín hiệu này. Vì vậy, cách chúng ta thể hiện bản thân là vô cùng quan trọng.
Mỗi người trong chúng ta phải quyết định xem chúng ta muốn trở thành một người lan tỏa năng lượng tiêu cực hay một người năng lượng tích cực. Hãy suy nghĩ về những năng lượng bạn cung cấp cho đội ngũ của mình.Hãy tìm những thứ khiến bạn hào hứng khi bạn nói chuyện, khi bạn chia sẻ hoặc khi bạn nghe một ý tưởng khơi gợi sự quan tâm của bạn.
Chúng ta cần thừa nhận những cảm xúc tiêu cực và để giúp đội ngũ vượt qua chúng, cũng như khơi gợi những cảm xúc tích cực. Để tạo ra một đội ngũ hiệu suất cao và tràn đầy năng lượng, hãy chắc chắn rằng bạn đang giúp mọi người chú ý đến những điều tích cực nhất.
7. Tạo tương tác trong cuộc họp trực tuyến
Trong các cuộc họp trực tuyến, mọi người dễ dàng cảm thấy nhàm chán khi nhìn chằm chằm vào màn hình, vì vậy họ bắt đầu làm những việc khác và chú tâm vào nội dung. Thực tế là, cần tương tác với những người tham gia trực tuyến sau hai đến ba phút để giữ cho họ sự tập trung.
Thách thức của nhà quản lý là truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn tham gia để họ cảm thấy tràn đầy năng lượng khi họ rời khỏi cuộc họp. Một cách tuyệt vời để tạo ra sự quan tâm là đặt câu hỏi như “Trong tuần này bạn đã hoàn thành mục tiêu gì?” Sau khi ai đó chia sẻ, hãy hỏi họ làm thế nào họ đạt được nó. Bằng cách này, bạn đang thu hút và trao quyền chia sẻ cho đội ngũ.
Một trò chơi / cuộc thi vào cuối cuộc họp có thể thêm sự tương tác. Bạn có thể tạo một câu đố ô chữ hoặc tổ chức một chương trình đố vui ngẫu hứng để tăng sự tham gia của đội ngũ.
8. Khuyến khích đội ngũ chia sẻ và học hỏi lẫn nhau
Hãy khuyến khích những cá nhân xuất sắc chia sẻ phương pháp làm việc của họ với những người khác trong nhóm.
Khi bạn làm điều này, nhà quản lý sẽ tiếp thêm năng lượng cho đội ngũ. Nhà quản lý cũng sẽ cung cấp cho đội ngũ của bạn cơ hội tìm hiểu công thức thành công và giải quyết vấn đề của những đồng nghiệp cùng nhóm.
Chúng ta đang trải qua những thời điểm cực kỳ khó khăn và với phương pháp Lãnh đạo SLII và linh hoạt, nhà quản lý vẫn có thể mang lại năng lượng và sức sống cho đội ngũ ở nơi làm việc. Khi nhà quản lý kết nối và gắn kết với nhân viên của mình, họ sẽ thành công trong việc truyền cảm hứng và giúp đội ngũ phát triển mạnh mẽ.
Theo The KenBlanchard Companies