“Growth Mindset” hay “Tư duy tăng trưởng” thực sự có nghĩa là gì?

“Growth Mindset” hay “Tư duy tăng trưởng” thực sự có nghĩa là gì?

“Growth Mindset” hay “tư duy tăng trưởng” đã trở thành một trong những từ rất thông dụng với nhiều người ngày nay, nhưng thực sự, bạn có hiểu được bản chất của khái niệm này.

“Growth Mindset” hay “Tư duy tăng trưởng” thực sự có nghĩa là gì
“Growth Mindset” hay “Tư duy tăng trưởng” thực sự có nghĩa là gì

Các học giả thường tỏ ra vô cùng hài lòng khi ý tưởng của họ được bắt kịp và biết đến rộng rãi. Và họ thậm chí còn hài lòng hơn khi ý tưởng của họ tạo ra sự khác biệt – chẳng hạn như giúp cải thiện động lực, đổi mới hoặc năng suất.

Nhưng sự nổi tiếng cũng có một cái giá phải trả: người ta đôi khi muốn bóp méo ý tưởng, và do đó những ý tưởng đã không thể giữ được các giá trị vốn có của chúng.

Điều này bắt đầu xảy ra với nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Carol Dweck từ Đại học Stanford về “tư duy tăng trưởng” so với “tư duy cố định” giữa các cá nhân và tổ chức.

Nghiên cứu phát hiện ra: Những cá nhân vốn tin rằng khi những tài năng của họ có thể được phát triển thông qua làm việc chăm chỉ, chiến lược tốt và tiếp thu học hỏi từ người khác, họ có tư duy tăng trưởng.

Họ có xu hướng đạt được nhiều thành tích hơn so với những người có tư duy cố định (những người tin rằng các tài năng của họ là do năng khiếu bẩm sinh). Điều này là do họ ít quan tâm hơn về khái niệm thông minh và họ dành nhiều năng lượng hơn cho việc học.

Khi toàn bộ doanh nghiệp áp dụng tư duy tăng trưởng, nhân viên của họ cho biết họ cảm thấy được trao quyền và cam kết nhiều hơn; họ cũng nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ tổ chức cho sự hợp tác và đổi mới.

Ngược lại, những người làm việc tại các doanh nghiệp chủ yếu có tư duy cố định cho biết: có rất nhiều sự gian lận và lừa dối giữa các nhân viên, có lẽ là để có được những lợi thế trong cuộc đua giành lấy “ngôi vị”.

Sau những phát hiện này, “tư duy tăng trưởng” đã trở thành một cụm từ thông dụng ở nhiều các doanh nghiệp lớn, thậm chí còn được đưa vào các tuyên bố sứ mệnh của họ.

Nhưng khi xem xét kỹ hơn, nghiên cứu phát hiện ra rằng sự hiểu biết của mọi người về khái niệm này vẫn còn rất hạn chế. Dưới đây là 3 quan niệm sai lầm phổ biến nhất.

Tôi đã có nó, và tôi luôn luôn có.

Mọi người thường nhầm lẫn giữa tư duy tăng trưởng với sự linh hoạt, cởi mở hoặc với những quan điểm tích cực – những phẩm chất mà họ tin rằng là họ luôn luôn có. Đây là một quan điểm sai lầm.

Mọi người thực sự là một sự hỗn hợp của tư duy cố định và tư duy tăng trưởng, và hỗn hợp đó liên tục phát triển theo kinh nghiệm. Tư duy tăng trưởng vốn không tồn tại sẵn, điều mà chúng ta phải thừa nhận để có thể đạt được những lợi ích mà chúng ta đang tìm kiếm.

Tư duy tăng trưởng chỉ đơn giản là về sự khen ngợi và khen thưởng những nỗ lực.

Điều này hoàn toàn không đúng với cả các học sinh trong trường học và với các nhân viên trong các tổ chức. Trong cả hai trường hợp, kết quả là quan trọng. Nỗ lực nhưng không hiệu quả không bao giờ là một điều tốt.

Điều quan trọng là không chỉ khen thưởng cho những nỗ lực mà còn cả sự học hỏi và tiến bộ, đồng thời nhấn mạnh vào các quá trình đã giúp mang lại những điều này, chẳng hạn như tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người khác, thử các chiến lược mới và tận dụng những thất bại để tiến về phía trước một cách hiệu quả hơn.

Trong tất cả các nghiên cứu của giáo sư từ trường Đại học Stanford, kết quả là điểm mấu chốt của mọi vấn đề, kết quả đó là những gì có được sau những sự tương tác một cách sâu sắc trong tất cả các quá tình thực hiện.

Chỉ cần khuyến khích một tư duy tăng trưởng, và những điều tốt đẹp sẽ xảy ra.

Tuyên bố sứ mệnh là những điều tuyệt vời của các doanh nghiệp. Bạn không thể tranh cãi về các giá trị cao cả như sự tăng trưởng, trao quyền hoặc đổi mới.

Nhưng liệu chúng có ý nghĩa gì đối với nhân viên nếu doanh nghiệp không thực hiện các chính sách cần thiết để khiến chúng trở thành hiện thực và có thể đạt được?

Các tổ chức thể hiện tư duy tăng trưởng khuyến khích nhân viên của họ chấp nhận rủi ro một cách phù hợp, nhận thức được rằng một số rủi ro không phải là vấn đề.

Họ thưởng cho nhân viên của họ vì những bài học kinh nghiệm quan trọng và hữu ích, ngay cả khi một dự án nào đó không đạt được mục tiêu ban đầu của mình. Họ hỗ trợ sự hợp tác xuyên tổ chức hơn là sự cạnh tranh giữa các nhân viên hoặc các bộ phận với nhau.

Họ cam kết với sự phát triển của mọi thành viên, không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động, chẳng hạn như các cơ hội thăng tiến và phát triển rộng rãi hơn nữa. Và họ liên tục củng cố các giá trị của tư duy tăng trưởng bằng các chính sách cụ thể.

Ngay cả khi những quan niệm sai lầm này được phát hiện, vẫn không phải là điều dễ dàng để đạt được một tư duy tăng trưởng. Một lý do là tất cả chúng ta đều có những yếu tố sẵn sằng kích hoạt tư duy cố định của riêng mình.

Khi đối mặt với các thách thức, nhận những lời chỉ trích hoặc được đánh giá kém hơn so với những người khác, chúng ta có thể dễ dàng rơi vào trạng thái bất an hoặc phòng thủ, một phản ứng làm kìm hãm sự tăng trưởng. Môi trường làm việc của chúng ta cũng có thể chứa không ít những yếu tố kích hoạt tư duy cố định đó.

Một doanh nghiệp thành công sẽ khiến mọi người liên tục thực hành và phát triển tư duy tăng trưởng, họ chia sẻ thông tin, hợp tác, đổi mới, tìm kiếm phản hồi hoặc sẵn sàng thừa nhận những sai lầm.

Nhiều nhà quản lý và giám đốc điều hành đã được hưởng lợi từ việc học cách nhận biết khi nào một cá nhân có tư duy cố định xuất hiện và họ nên làm gì để hạn chế sự phát triển của các cá nhân đó.

Đó là một công việc đầy khó khăn, nhưng các cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhiều điều hơn bằng cách hiểu sâu hơn về các khái niệm tư duy tăng trưởng và các quy trình để áp dụng chúng vào thực tế.

Tư duy tăng trưởng mang lại cho doanh nghiệp sự phong phú hơn về yếu tố con người, những gì họ muốn đại diện và cách họ muốn tiến về phía trước.

(Theo Marketingtrips)

0904922211
icons8-exercise-96 chat-active-icon